Tham vấn bởi: Trưởng phòng pháp lý Cao Thị Phú - Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Kim Ngân.
Visa Việt Nam cho người Pakistan là cơ hội khám phá vẻ đẹp độc đáo của các địa danh nổi tiếng, thưởng thức ẩm thực phong phú và tìm hiểu về lối sống truyền thống của người Việt Nam.
Tuy nhiên, để bước qua cánh cửa này, việc nắm rõ yêu cầu, quy định, thủ tục và lệ phí là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Tân Văn Lang tìm hiểu tất tần tật những thông tin về Visa Việt Nam cho người Pakistan qua bài chia sẻ sau nhé!
Dịch vụ visa Việt Nam cho người nước ngoài
Cam kết đúng thời hạn - Tư vấn xử lý hồ sơ chỉ trong 2 giờ
20 Năm kinh nghiệm - 10.000+ Khách hàng xin visa Việt Nam thành công.
Kết quả dịch vụ visa Việt Nam cho người nước ngoài tại Tân Văn Lang
Việt Nam có miễn visa cho người Pakistan không?
Theo quy định hiện hành, công dân Pakistan sử dụng hộ chiếu phổ thông KHÔNG ĐƯỢC MIỄN VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM mà phải xin visa hợp lệ hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương như Thẻ tạm trú hay Miễn thị thực 5 năm.
Tuy nhiên, nếu người Pakistan mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ sẽ được áp dụng chính sách miễn visa theo Hiệp định giữa 2 nước, như sau:
– Công dân Pakistan mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được miễn visa và tạm trú tối đa 90 ngày. Thời gian gia hạn tạm trú có thể thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan đại diện nước ngoài, cơ quan lãnh sự.
– Công dân Pakistan mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ là thành viên cơ quan đại diện nước ngoài, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam và thành viên gia đình họ (vợ, chồng, con dưới 18 tuổi) mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ sẽ không cần xin visa để nhập cảnh Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải đăng ký cư trú trong vòng 90 ngày (kể từ ngày nhập cảnh).
Các cách xin visa Việt Nam cho người Pakistan
Để xin visa vào Việt Nam cho người Pakistan, có một số cách thức khác nhau, trong đó e-visa và công văn nhập cảnh là những lựa chọn phổ biến nhất.
E-visa
Evisa hay thị thực điện tử là một hình thức tiện lợi và nhanh chóng cho người Pakistan muốn đến Việt Nam. Để đăng ký e-visa, du khách có thể truy cập trang web chính thức của Chính phủ Việt Nam và điền đơn trực tuyến.
Quy trình này giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc nộp hồ sơ trực tiếp tại đại sứ quán. Đương đơn cũng có thể theo dõi tình trạng xin visa một cách thuận tiện qua trang web.
Công văn nhập cảnh
Là hình thức áp dụng đối với những công dân được mời, bảo lãnh bởi đơn vị, công ty, tổ chức tại Việt Nam.
Phía đơn vị mời hoặc bảo lãnh sẽ thực hiện thủ tục xin công văn nhập cảnh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Công văn này sau đó sẽ được chuyển đến cho người Pakistan, giúp họ có thể nhận visa tại cửa khẩu quốc tế Việt Nam hoặc tại Đại sứ quán Việt Nam ở Pakistan.
Hồ sơ xin visa Việt Nam cho người Pakistan
Đối với Thị thực điện tử hay e-visa, cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Hộ chiếu của công dân Pakistan còn thời hạn từ trên 6 tháng
- Ảnh thẻ của công dân Pakistan ( cỡ 4x6cm, nền trắng và chụp rõ mặt).
Đối với Công văn nhập cảnh, cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Hộ chiếu của người Pakistan còn thời hạn hiệu lực từ 6 tháng ( yêu cầu nộp Bản scan).
- Đơn xin cấp công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài (theo mẫu NA2)
– Đối với công ty bảo lãnh:
- Giấy phép đầu tư, kinh doanh của công ty bảo lãnh người Pakistan (yêu cầu nộp Bản sao y công chứng).
- Giấy tờ, tài liệu về việc đăng ký mã số thuế công ty bảo lãnh người Pakistan (yêu cầu nộp Bản sao y công chứng)
- Đơn thông báo đăng ký mẫu con dấu công ty và chữ ký lần đầu (của người ký hồ sơ) tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Mẫu NA16).
- Token USB ký số của phía công ty bảo lãnh người Pakistan
- Giấy giới thiệu/ giấy ủy quyền của công ty bảo lãnh người Pakistan
- CMND/CCCD của người đi nộp hồ sơ cho công dân Pakistan.
Sau đó, đại diện của phía công ty bảo lãnh tại Việt Nam của người Pakistan nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin Dịch vụ công quốc gia, Bộ công an.
– Đối với thân nhân bảo lãnh thăm thân
Nếu người Việt Nam bảo lãnh người nước ngoài, cần nộp thêm:
- Giấy tờ minh chứng mối quan hệ thân nhân của người Pakistan và người bảo lãnh như Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn….
- Hộ chiếu/ CCCD người bảo lãnh người Pakistan
- Đơn đề nghị cấp công văn nhập cảnh diện thân nhân là người Việt Nam bảo lãnh (Mẫu NA3).
- Hộ khẩu hoặc CT07 – xác nhận thông tin cư trú của người bảo lãnh người Pakistan.
Nếu người nước ngoài bảo lãnh người nước ngoài:
- Hồ sơ pháp nhân của công ty bảo lãnh người Pakistan như trên.
- Giấy tờ minh chứng mối quan hệ thân nhân của người Pakistan và người bảo lãnh như Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn….
Thủ tục nhập cảnh cho người Pakistan vào Việt Nam
Tùy vào từng phương thức người Pakistan lựa chọn để nhập cảnh, các bước thủ tục sẽ được thực hiện khác nhau, cụ thể:
Phương thức xin e-visa
Được thực hiện tại Trang cấp thị thực điện tử thuộc Cổng dịch vụ công Bộ công an tại địa chỉ https://xuatnhapcanh.gov.vn (tiếng Việt) hoặc https://immigration.gov.vn (tiếng Anh).
Bước 1: Đọc kỹ hướng dẫn và tải ảnh chân dung + trang nhân thân hộ chiếu của người Pakistan lên như hướng dẫn.
Bước 2: Điền đầy đủ và chính xác thông tin đề nghị cấp visa như: thông tin nhân thân, nội dung đề nghị cấp visa điện tử, thông tin hộ chiếu, chuyến đi, liên lạc,…
Sau đó, hệ thống sẽ cấp một mã hồ sơ điện tử để dùng cho việc kiểm tra kết quả sau này.
Bước 3: Thanh toán lệ phí cấp e-visa bằng ví điện tử hoặc chuyển khoản vào số tài khoản quy định trên Trang thông tin cấp thị thực điện tử.
Hồ sơ được tiếp nhận hàng tuần từ thứ 2 đến sáng thứ 7 (trừ các ngày lễ, Tết).
Bước 4: Kiểm tra kết quả bằng cách sử dụng mã hồ sơ điện tử đã được cấp sau bước 2.
- Nếu được cấp e-visa, người Pakistan tải xuống + in thị thực điện tử tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử.
- Thời gian trả kết quả thường là từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ)
Phương thức xin công văn nhập cảnh
Được thực hiện bởi đơn vị, công ty pháp nhân bảo lãnh người Pakistan tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trước hết, phía công ty pháp nhân cần đăng ký tài khoản điện tử trên Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia để nộp hồ sơ trực tuyến cho người Pakistan.
Bước 1: Công ty pháp nhân bảo lãnh người Pakistan tiến hành đăng nhập tài khoản điện tử và điền thông tin của người Pakistan vào các mục được yêu cầu một cách đầy đủ và chính xác.
Bước 2: Công ty pháp nhân bảo lãnh người Pakistan dùng chữ ký điện tử của công ty theo Luật giao dịch điện tử để tiến hành xác nhận thông tin đề nghị ở bước 1.
Bước 3: Công ty pháp nhân bảo lãnh người Pakistan thanh toán lệ phí để hoàn tất thủ tục. Sau đó, các dữ liệu sẽ được tự động chuyển về Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 4: Công ty pháp nhân bảo lãnh người Pakistan đăng nhập tài khoản trên Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh hoặc Cổng dịch vụ quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để kiểm tra kết quả xin công văn chấp thuận nhập cảnh cho người Pakistan.
Sau đó, công ty gửi công văn cho người Pakistan để họ in ra và làm thủ tục nhận visa tại cửa khẩu quốc tế hoặc cơ quan thẩm quyền cấp visa của Việt Nam ở Pakistan.
Lệ phí xin visa cho người Pakistan vào Việt Nam
Thông tin về chi phí xin visa cho người Pakistan có thể thay đổi theo thời gian. Bạn có thể tham khảo mức phí sau:
– Chi phí khi xin công văn nhập cảnh Việt Nam:
- Không qua dịch vụ: Miễn phí.
- Qua dịch vụ: Tùy thuộc vào đơn vị dịch vụ mà bạn chọn sử dụng.
– Chi phí dán tem visa Việt Nam tại sân bay nhập cảnh sau khi đã được cấp công văn nhập cảnh:
Single entry (1 lần nhập cảnh):
- 1 tháng: 25 USD
- 3 tháng: 25 USD
Multiple entry (nhiều lần nhập cảnh):
- 1 tháng: 50 USD
- 3 tháng: 50 USD
- 12 tháng: 135 USD
Lưu ý, các mức phí này có thể đã thay đổi và bạn nên liên hệ với cơ quan lãnh sự để có thông tin chính xác và cập nhật nhất về chi phí và quy định nhập cảnh.
Dịch vụ làm visa Việt Nam cho người Pakistan
Việc xin visa luôn là một thách thức đối với công dân Pakistan khi muốn khám phá vẻ đẹp và văn hóa độc đáo của Việt Nam. Quá trình xin visa có thể gặp phải nhiều thách thức do sự phức tạp của thủ tục và sự thay đổi liên tục của quy định. Để giúp khách hàng vượt qua những thách thức này, Tân Văn Lang mang đến dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xin visa Việt Nam chất lượng, uy tín, và chuyên nghiệp.
Tân Văn Lang là đối tác đáng tin cậy cho những công dân đang tìm kiếm sự an tâm và hiệu quả trong quá trình xin visa Việt Nam. Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi đã chứng kiến và giải quyết thành công hàng nghìn trường hợp, từ những yêu cầu đơn giản đến những hồ sơ phức tạp.
Một số lợi ích nổi bật mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ của Tân Văn Lang:
– Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm: Tân Văn Lang sở hữu đội ngũ chuyên viên tư vấn và hỗ trợ xin visa có kinh nghiệm lâu năm, am hiểu về quy trình xin visa Việt Nam và các chính sách nhập cảnh.
– Tỷ lệ đậu visa cao: Tân Văn Lang tự hào với tỷ lệ đậu visa lên đến 99%, nhờ vào sự chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ chuyên viên.
– Chi phí dịch vụ hợp lý: Tân Văn Lang cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xin visa với mức giá hợp lý, cạnh tranh trên thị trường, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí mà nhận được những trải nghiệm dịch vụ chất lượng.
– Giải quyết kịp thời mọi vấn đề phát sinh: Tân Văn Lang cam kết đồng hành cùng khách hàng, giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình xin visa một cách nhanh chóng và hiệu quả.
– Đảm bảo tính minh bạch: Tân Văn Lang cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch về dịch vụ, giá cả, quy trình, và chính sách, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ.
– Bảo mật thông tin: Tân Văn Lang cam kết bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, chỉ sử dụng cho mục đích xin visa và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo mật.
Hãy để Tân Văn Lang đồng hành cùng bạn, giúp bạn vượt qua mọi thách thức xin visa và tận hưởng hành trình của mình đến Việt Nam một cách thoải mái và thú vị nhất!
Trên đây là những thông tin chi tiết về Visa Việt Nam cho người Pakistan. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Tân Văn Lang hoặc cần tư vấn thêm bất cứ thông tin nào thì hãy liên hệ ngay qua hotline 0907.874.240 - 028.7777.7979 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé