Tham vấn bởi: Trưởng phòng pháp lý Cao Thị Phú - Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Kim Ngân.
Việc thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi phải thực hiện kỹ lưỡng về các thủ tục và quy định liên quan, từ việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho đến các hồ sơ cần chuẩn bị và quy trình xin cấp phép.
Điều kiện thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam
Để thành lập công ty tại Việt Nam, doanh nhân nước ngoài cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Yêu cầu | Chi tiết |
---|---|
Quốc tịch | Phải là công dân của quốc gia thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). |
Tư cách pháp nhân | Là công dân hợp pháp, có giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hoặc cá nhân hợp lệ và có xác nhận của cơ quan lãnh sự. |
Năng lực tài chính | Cung cấp được các giấy tờ chứng minh khả năng đầu tư như báo cáo tài chính, số dư tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tài sản cố định,… |
Ngành nghề kinh doanh | Chỉ được thành lập công ty hoạt động trong các lĩnh vực pháp luật Việt Nam cho phép.
Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh đặc thù của từng ngành và cung cấp được đầy đủ các giấy phép (giấy đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh,…). |
Địa điểm kinh doanh | Phải có địa điểm hoạt động rõ ràng, hợp pháp tại Việt Nam và cung cấp được các giấy tờ chứng minh. |
Cam kết | Cần cam kết rằng hoạt động kinh doanh của mình không gây ảnh hưởng xấu đến văn hóa, xã hội và môi trường tại Việt Nam. |
Thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam
Để thành lập công ty tại Việt Nam, người nước ngoài cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện các thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin công ty
Trước khi bắt đầu mở công ty, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin cơ bản về công ty như:
- Tên công ty: Đặt tên công ty ấn tượng, độc đáo và tuân thủ quy định pháp luật.
- Địa chỉ trụ sở: Xác định rõ địa điểm đặt trụ sở chính của công ty.
- Ngành nghề kinh doanh: Lựa chọn những ngành nghề kinh doanh phù hợp với pháp luật Việt Nam và năng lực của bạn.
- Loại hình công ty: Chọn loại hình công ty phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh (ví dụ: công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần).
- Vốn điều lệ: Xác định số vốn đầu tư ban đầu và phân chia vốn góp.
- Người đại diện pháp luật: Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty.
Bước 2: Xin giấy phép đầu tư
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan quản lý đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy yêu cầu cấp giấy phép đầu tư
- Bản đề xuất dự án: Trình bày chi tiết về dự án đầu tư, mục tiêu kinh doanh, quy mô, …
- Giấy tờ chứng minh tài chính: Báo cáo tài chính, sao kê ngân hàng
- Giấy tờ chứng minh pháp nhân: Hộ chiếu, giấy xác nhận tư cách pháp nhân, …
- Giấy tờ về địa điểm kinh doanh: Hợp đồng thuê văn phòng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …
Bước 3: Đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có giấy phép đầu tư, bạn tiến hành đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định.
- Danh sách thành viên và cổ đông cùng thành lập công ty.
- Điều lệ cụ thể của công ty.
- Giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân và pháp nhân của chủ đầu tư nước ngoài (CMND, hộ chiếu, thẻ CCCD, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,…).
- Giấy phép đầu tư vừa được cấp.
Bước 4: Công bố thông tin công ty và hoàn tất thủ tục
Theo quy định, doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục đăng ký thông tin lên Cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày (kể từ ngày được cấp giấy phép mở công ty).
Doanh nghiệp cần hoàn tất các việc như: treo biển hiệu công ty, khắc con dấu và công khai mẫu dấu, phát hành hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng công ty để giao dịch, kê khai, đóng thuế và đăng ký chữ ký số.
Bước 5: Xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, bạn có thể cần xin thêm giấy phép đủ điều kiện kinh doanh để sẵn sàng đi vào hoạt động. Cụ thể:
- Đối với các ngành nghề có điều kiện: Đáp ứng các điều kiện cụ thể mà ngành nghề mình kinh doanh yêu cầu và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền. Sau khi hồ sơ được duyệt, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép để hoạt động.
- Đối với các ngành nghề không có điều kiện: Doanh nghiệp có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Các loại hình doanh nghiệp phù hợp với người nước ngoài
Khi quyết định thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là rất quan trọng.
Tân Văn Lang xin được chia sẻ một số loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhà đầu tư nước ngoài qua bảng sau:
Loại hình doanh nghiệp | Yêu cầu |
---|---|
Công ty TNHH Một thành viên | – Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập dưới loại hình này do duy nhất 01 nhà đầu tư nước ngoài (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) làm chủ sở hữu.
– Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. – Có hai mô hình tổ chức:
|
Công ty TNHH Hai thành viên trở lên | – Doanh nghiệp này có từ 2 thành viên góp vốn trở lên là nhà đầu tư nước ngoài và tối đa 50 thành viên.
– Các thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. – Mô hình tổ chức: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc. |
Công ty cổ phần | – Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn hoặc mua cổ phần tại công ty cổ phần.
– Công ty cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông, nếu số lượng cổ đông giảm thì cần thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. – Có hai mô hình tổ chức:
|
Công ty hợp danh | – Doanh nghiệp có ít nhất 02 nhà đầu tư là cá nhân làm chủ sở hữu, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam.
– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân nhưng không được phát hành chứng khoán. |
Doanh nghiệp tư nhân | – Do một cá nhân nước ngoài làm chủ và chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán và cá nhân nước ngoài không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân khác, hộ kinh doanh hay thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. |
FAQ thành lập công ty cho người nước ngoài
Thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam mất bao lâu?
Theo quy định luật đầu tư 2020, luật doanh nghiệp 2020, thời gian để hoàn tất thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam thường dao động từ 20 – 25 ngày làm việc.
Người nước ngoài cần visa gì để thành lập công ty tại Việt Nam?
Thông thường, người nước ngoài cần visa doanh nghiệp để thành lập công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, loại visa cụ thể sẽ phụ thuộc vào mục đích và thời gian lưu trú của bạn.
Bạn có thể liên hệ với Tân Văn Lang qua số hotline 0907.874.240 - 028.7777.7979 để được tư vấn cụ thể.
Tôi có thể thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam online không?
Hiện nay, một số thủ tục hành chính đã được số hóa và cho phép thực hiện trực tuyến.
Tuy nhiên, việc thành lập công ty cho người nước ngoài vẫn yêu cầu một số thủ tục phải thực hiện trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền. Để biết thông tin chi tiết nhất, bạn nên liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin về thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam ở đâu?
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo các nguồn sau:
- Cổng thông tin điện tử của quốc gia: Cung cấp thông tin về các thủ tục hành chính, quy định pháp luật.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh thành: Cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký kinh doanh tại địa phương.
- Các diễn đàn, cộng đồng doanh nghiệp: Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin hữu ích từ các diễn đàn, cộng đồng doanh nghiệp.
- Các công ty tư vấn: Các công ty tư vấn sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ bạn hoàn tất các thủ tục liên quan như xin visa để sang Việt Nam mở công ty, …
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ hỗ trợ bạn trong việc hiện thực hóa kế hoạch thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm các vấn đề khác như xin visa cho người nước ngoài, hãy liên hệ cho Tân Văn Lang qua số hotline 0907.874.240 - 028.7777.7979 nhé! Chúc bạn thành công!