Tham vấn bởi: Trưởng phòng pháp lý Cao Thị Phú - Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Kim Ngân.
Bạn đã bao giờ thắc mắc về các quốc gia chấp nhận 2 quốc tịch? Việc sở hữu hai quốc tịch không chỉ mang đến sự tự do di chuyển và làm việc, mà còn mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn khác.
Tuy nhiên, quy định về quốc tịch kép không giống nhau ở tất cả các quốc gia. Tân Văn Lang sẽ cung cấp thông tin chi tiết về danh sách các nước chấp nhận 2 quốc tịch, cùng với những lợi ích và thách thức cần lưu ý. Mời bạn theo dõi!
Danh sách các quốc gia chấp nhận 2 quốc tịch
👉 Các quốc gia ở châu Âu.
Các quốc gia ở Châu Âu chấp nhận 2 quốc tịch bao gồm: Đức, Iceland, Bồ Đào Nha, Serbia, Slovenia, Romania, Albania, Bulgaria, Síp, Bỉ, Croatia, Bosnia & Herzegovina, Armenia, Ireland, Luxembourg, Kosovo, Latvia, Ý, Malta, Cộng hòa Séc, Pháp, Hy Lạp, Đan mạch, Vương quốc Anh, Nga, Phần Lan, Hungary, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy sĩ.
👉 Các quốc gia ở Châu Mỹ.
Các quốc gia ở Châu Mỹ chấp nhận 2 quốc tịch bao gồm: Belize, Grenada, Bolivia, Canada, Mexico, Antigua & Barbuda, Costa Rica, Jamaica, Argentina,Hoa Kỳ, St.Kitts & Nevis, St.Lucia, Dominica, Barbados, Bolivia, Brazil, Chile, Peru.
👉 Các quốc gia ở châu Á và châu Đại Dương.
Các quốc gia ở Châu Á và Châu Đại Dương chấp nhận 2 quốc tịch bao gồm: Hàn Quốc, Sri Lanka, Philippines, Bangladesh, Israel, Bahrain, Pakistan, Syria, New Zealand, Australia, Vanuatu.
>>> Xem thêm: Cách nhập quốc tịch Việt Nam cho con có cha hoặc mẹ là người nước ngoài 2025
Lợi ích của 2 quốc tịch
Sở hữu hai quốc tịch mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp cá nhân tối ưu hóa cơ hội trong cuộc sống, như:
► Quyền tự do di chuyển và làm việc.
Một trong những lợi ích nổi bật nhất của việc có hai quốc tịch là quyền tự do di chuyển và làm việc tại nhiều khu vực trên thế giới mà không bị ràng buộc bởi các hạn chế visa.
- Di chuyển dễ dàng: Với hai quốc tịch, bạn có thể nhập cảnh vào cả hai quốc gia sở hữu quốc tịch mà không cần xin visa, đồng thời tận dụng các hiệp định miễn visa của từng quốc gia đó với các nước khác. Đây là một lợi thế cho những người thường xuyên du lịch, công tác hoặc thăm người thân ở nước ngoài.
- Làm việc hợp pháp: Hai quốc tịch cho phép bạn làm việc hợp pháp tại cả hai quốc gia, mở rộng cơ hội nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp. Với các cơ hội việc làm tốt hơn, bạn có thể có mức lương cao, điều kiện làm việc thuận lợi và cuộc sống ổn định hơn.
► Quyền sở hữu tài sản và đầu tư.
Hai quốc tịch mang lại sự linh hoạt và lợi thế trong việc sở hữu tài sản cũng như thực hiện các khoản đầu tư ở cả hai quốc gia.
- Sở hữu tài sản: Ở một số quốc gia, luật pháp giới hạn quyền mua đất đai hoặc bất động sản đối với người nước ngoài, nhưng công dân thì được ưu tiên. Với hai quốc tịch, bạn có thể mua nhà, đất hoặc bất động sản thương mại ở cả hai nước mà không gặp rào cản pháp lý.
- Đầu tư: Nhiều quốc gia cung cấp các chính sách ưu đãi đặc biệt cho công dân của họ, nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế. Khi sở hữu hai quốc tịch, bạn có thể tận dụng những chính sách này tại cả hai quốc gia, mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn tại các thị trường mới với nguồn vốn đầu tư và đối tác kinh doanh tiềm năng tại cả hai quốc gia.
► Quyền tiếp cận các dịch vụ công cộng (y tế, giáo dục).
- Y tế: Công dân thường được ưu tiên tiếp cận các dịch vụ y tế công miễn phí hoặc chi phí thấp, đảm bảo bạn luôn có lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe, bất kể bạn đang sống ở đâu ở 2 quốc gia sở hữu quốc tịch.
- Giáo dục: Với hai quốc tịch, bạn có thể tiếp cận hệ thống giáo dục công lập hoặc các chương trình học phí ưu đãi dành riêng cho công dân tại cả hai quốc gia, có nhiều cơ hội học tập trong môi trường giáo dục tiên tiến và chất lượng cao, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
► Lợi ích về thuế và tài chính.
- Thuế: Một số quốc gia có chính sách miễn thuế thu nhập toàn cầu hoặc có mức thuế thấp hơn, giúp bạn tối ưu tài chính cá nhân. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý quy định thuế của từng nước để tránh vi phạm pháp luật.
- Tài chính: Hai quốc tịch cho phép bạn mở tài khoản ngân hàng, tiếp cận các khoản vay hoặc dịch vụ tài chính ưu đãi ở cả hai quốc gia, đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư hoặc doanh nhân.
Những thách thức của 2 quốc tịch
Tuy việc sở hữu hai quốc tịch mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức không thể xem nhẹ. Tân Văn Lang sẽ chia sẻ một số thách thức mà người có hai quốc tịch có thể đối mặt ngay dưới đây:
► Nghĩa vụ quân sự (nếu có).
- Một số quốc gia yêu cầu công dân nam trong độ tuổi nhất định phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn mang hai quốc tịch và một trong số đó là quốc gia có chính sách này, bạn có thể bị buộc phải nhập ngũ dù đang sống ở quốc gia kia.
- Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự ở một quốc gia có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hoặc học tập của bạn ở quốc gia còn lại. Nếu bạn né tránh nghĩa vụ quân sự, bạn có thể bị phạt tiền, cấm nhập cảnh hoặc thậm chí bị truy tố tại quốc gia yêu cầu nhập ngũ.
► Vấn đề về thuế và tài chính.
- Một số quốc gia, như Hoa Kỳ, áp dụng chính sách đánh thuế thu nhập toàn cầu đối với công dân, bất kể họ sống ở đâu.
- Ví dụ: Nếu bạn có quốc tịch Mỹ và quốc tịch Peru (chỉ đánh thuế thu nhập trong nước), bạn vẫn phải nộp thuế cho Mỹ dựa trên thu nhập kiếm được ở Peru, dẫn đến tình trạng thuế kép nếu không có hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa hai nước.
- Việc sở hữu hai quốc tịch đòi hỏi bạn phải tuân thủ quy định khai báo tài chính ở cả hai quốc gia. Sự khác biệt trong luật lệ tài chính giữa hai quốc gia khiến bạn phải bỏ ra không ít thời gian, công sức, thậm chí cả chi phí để nhờ đến sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia.
► Các quy định pháp lý khác nhau giữa các quốc gia.
- Mỗi quốc gia có quy định riêng về hôn nhân, thừa kế, hoặc quyền sở hữu tài sản và điều này có thể gây khó khăn khi bạn sống hoặc sở hữu tài sản ở cả hai nơi.
- Một số quốc gia không cho phép người có hai quốc tịch nắm giữ các vị trí công quyền hoặc tham gia bầu cử ở cấp cao.
- Việc duy trì hai quốc tịch cũng đòi hỏi bạn phải quản lý hai hộ chiếu, gia hạn giấy tờ và tuân thủ các yêu cầu pháp lý riêng biệt, điều này có thể tốn thời gian và công sức.
► Vấn đề về lòng trung thành và nghĩa vụ công dân.
- Hai quốc tịch đôi khi đặt ra câu hỏi về lòng trung thành và trách nhiệm của một người đối với quốc gia của họ, cả về mặt pháp lý lẫn cảm xúc.
- Trong trường hợp hai quốc gia của bạn xảy ra xung đột chính trị hoặc quân sự, bạn có thể bị đặt vào tình huống khó xử về việc ủng hộ bên nào. Ví dụ, nếu bạn có quốc tịch Chile và quốc tịch Bolivia – hai nước từng có tranh chấp biên giới – bạn có thể gặp áp lực xã hội hoặc pháp lý từ cả hai phía.
- Một số quốc gia yêu cầu công dân thực hiện các nghĩa vụ như tham gia bầu cử hoặc đóng góp cộng đồng. Nếu cả hai quốc gia đều có yêu cầu này, bạn có thể bị quá tải hoặc bị coi là thiếu trách nhiệm nếu không tham gia đầy đủ.
>>> Xem thêm: Dịch vụ song tịch Việt Nam cho Việt kiều 2025
Trường hợp công dân Việt Nam được phép có 2 quốc tịch
Căn cứ theo quy định tại Luật quốc tịch Việt Nam 2008 [1], các trường hợp công dân Việt Nam được phép có hai quốc tịch, gồm:
1️⃣ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam
Theo Khoản 2 Điều 13 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi 2014 [2], người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật quốc tịch Việt Nam 2008 có hiệu lực (01/7/2009) thì vẫn được xem là công dân Việt Nam.
2️⃣ Được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài
Theo Khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, bạn sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu thuộc các trường hợp:
- Là vợ, chồng, cha/ mẹ/ con đẻ của công dân Việt Nam.
- Có công lao đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
- Việc nhập quốc tịch Việt Nam mang lại lợi ích cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
- Theo Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP [3], bạn sẽ được xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài và trình Chủ tịch nước xem xét nếu đáp ứng được đầy đủ các điều sau:
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam tại Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
- Có công lao đặc biệt và việc giữ quốc tịch gốc có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Việc giữ quốc tịch gốc phù hợp với luật pháp của quốc gia đó.
- Việc từ bỏ quốc tịch gốc sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài.
- Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây hại cho lợi ích của Việt Nam.
3️⃣ Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài
Theo Khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, bạn sẽ được trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu thuộc các trường hợp sau:
- Là vợ, chồng, cha/ mẹ/ con đẻ của công dân Việt Nam
- Có công lao đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
- Mang lại lợi ích cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Theo Điều 14 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, bạn sẽ được xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài và trình Chủ tịch nước xem xét nếu đáp ứng được đầy đủ các điều sau:
- Đáp ứng đầy đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
- Việc giữ quốc tịch nước ngoài khi trở lại quốc tịch Việt Nam phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
- Việc thôi quốc tịch nước ngoài ảnh hưởng đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch.
- Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây hại cho lợi ích của Việt Nam.
4️⃣ Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi
Theo Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, trẻ em là công dân Việt Nam được công dân nước ngoài nhận làm con nuôi thì pháp luật Việt Nam vẫn cho phép đứa trẻ đó mang hai quốc tịch.
Thủ tục xin song tịch Việt Nam cho Việt kiều
Thủ tục xin song tịch Việt Nam cho Việt kiều gồm các bước sau:
► Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin song tịch
Đương đơn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ xin song tịch theo quy định.
- Đơn xin quốc tịch Việt Nam.
- Ảnh thẻ 5×5 cm
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
- Sơ yếu lý lịch
- Giấy tờ chứng minh nhân thân ở Việt Nam.
- Giấy khai sinh (kèm giấy tờ chứng minh quốc tịch của bố mẹ nếu không rõ quốc tịch).
- CCCD hoặc hộ chiếu Việt Nam.
- Quyết định nhập hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam.
- Quyết định liên quan về việc nuôi con nuôi giữa người Việt Nam và người nước ngoài.
- Bản sao giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam
*Lưu ý: Ngoài những giấy tờ kể trên, bạn có thể được yêu cầu bổ sung thêm những loại giấy tờ khác theo quy định trong quá trình xét duyệt.
► Bước 2: Nộp hồ sơ xin song tịch
Bạn có thể nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (công an cấp tỉnh/thành phố) hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.
► Bước 3: Xem xét hồ sơ
- Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ đánh giá hồ sơ xin song tịch của bạn.
- Nếu đáp ứng đủ các điều kiện, Bộ Công an sẽ cấp văn bản đồng ý cho thường trú.
- Thời gian xem xét thường khoảng 40 ngày làm việc, nhưng có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào tình trạng hồ sơ.
► Bước 4: Đăng ký thường trú
- Sau khi được chấp thuận cho thường trú, bạn cần đăng ký thường trú tại công an xã/phường/thị trấn.
- Thông tin về thường trú hiện được quản lý qua cơ sở dữ liệu quốc gia.
► Bước 5: Xin cấp Căn cước công dân và hộ chiếu Việt Nam
- Khi đã hoàn tất thủ tục thường trú, bạn tiến hành xin cấp căn cước công dân.
- Sau khi đã có căn cước, bạn có thể tiến hành xin cấp hộ chiếu Việt Nam.
Câu hỏi thường gặp
Có cần phải từ bỏ quốc tịch gốc khi xin quốc tịch thứ hai không?
Việc có cần từ bỏ quốc tịch gốc khi xin quốc tịch thứ hai hay không phụ thuộc vào luật pháp của cả hai quốc gia liên quan. Một số nước như Canada, Mỹ, Pháp cho phép song tịch, trong khi Trung Quốc, Nhật Bản không chấp nhận việc này.
Tại Việt Nam, công dân chỉ được giữ song tịch trong các trường hợp đặc biệt, như Việt kiều khôi phục quốc tịch hoặc được Chủ tịch nước phê duyệt.
Vì vậy, bạn cần kiểm tra chính sách của quốc gia gốc và quốc gia thứ hai để xác định rõ yêu cầu.
Chi phí để xin song tịch Việt Nam là bao nhiêu?
Chi phí để xin song tịch Việt Nam cho Việt kiều bao gồm lệ phí nhà nước và các chi phí phát sinh khác. Theo thông tư số 281/2016/TT-BTC [4], lệ phí được quy định:
- Xin nhập quốc tịch Việt Nam: 3.000.000 đồng/trường hợp
- Xin trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam: 2.500.000 đồng/trường hợp
- Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch: 8.000 đồng/bản sao trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký
- Xác nhận có quốc tịch Việt Nam: 100.000 đồng/trường hợp
- Xác nhận là người gốc Việt Nam: 100.000 đồng/trường hợp
Ngoài ra, đương đơn sẽ cần phải chi trả các chi phí khác, như:
- Phí dịch thuật công chứng
- Phí làm lý lịch tư pháp
- Phí đăng ký thường trú;
- Phí cấp căn cước công dân;
- Phí cấp hộ chiếu;
- Phí đi lại
* Lưu ý:
- Lệ phí nhà nước có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Bạn nên kiểm tra thông tin mới nhất trên trang web của cơ quan chức năng.
- Các chi phí phát sinh khác có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Với những thông tin đầy đủ và chi tiết trong bài chia sẻ này, hy vọng bạn đã có thể nắm rõ hơn về các nước chấp nhận 2 quốc tịch và các vấn đề liên quan. Nếu bạn cần hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với Tân Văn Lang qua 0907.874.240 - 028.7777.7979 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Chúc bạn may mắn và thành công.