Các bước sau khi nộp hồ sơ xin giấy phép lao động bao gồm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ, bổ sung thêm giấy tờ nếu cần thiết, nhận giấy phép lao động. Cùng Tân Văn Lang tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Dịch vụ làm Giấy phép lao động (Work Permit)
Hồ sơ đơn giản - Tư vấn xử lý hồ sơ Chỉ từ 1 ngày
Miễn phí dịch vụ công văn nhập cảnh - Thẻ tạm trú
20 Năm kinh nghiệm - 10.000+ Khách hàng thành công.
Kết quả dịch vụ giấy phép lao động tại Tân Văn Lang
Sau khi nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Nội Vụ (tùy theo địa phương), người sử dụng lao động hoặc người đại diện cần:
Giữ lại biên nhận hồ sơ để tra cứu tiến độ.
Theo dõi trạng thái xử lý hồ sơ qua hệ thống trực tuyến nếu nộp online, hoặc liên hệ trực tiếp cơ quan tiếp nhận.
Lưu ý: Từ tháng 2/2025, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ở các tỉnh thành phố sẽ bắt đầu sáp nhập với Sở Nội vụ thành Sở Nội vụ và Lao động. Quá trình này đã và đang được tiến hành ở các tỉnh như Nghệ An, TP.HCM, Hà Nam và sẽ tiếp tục triển khai trên cả nước trong thời gian tới.
2️⃣ Bổ sung hồ sơ nếu được yêu cầu
Nếu cơ quan tiếp nhận yêu cầu bổ sung hoặc làm rõ tài liệu:
Cần phản hồi nhanh chóng trong thời hạn quy định (thường là 5–7 ngày làm việc).
Việc chậm trễ có thể khiến hồ sơ bị từ chối hoặc kéo dài thời gian cấp phép.
3️⃣ Nhận giấy phép lao động
Trong vòng 7-10 ngày làm việc (tùy theo từng trường hợp và địa phương), nếu hồ sơ hợp lệ:
Cơ quan chức năng sẽ cấp giấy phép lao động bản cứng.
Người sử dụng lao động đến nhận trực tiếp hoặc được gửi qua đường bưu điện nếu đã đăng ký.
Mr Lâm: Chuyên viên tư vấn thủ tục cho người nước ngoài tại Tân Văn Lang
Các thủ tục cần thực hiện sau khi nhận giấy phép lao động
👉 Nộp hồ sơ xin cấp visa hoặc thẻ tạm trú
Sau khi nhận được giấy phép lao động, bước tiếp theo là làm thủ tục cư trú hợp pháp:
Thẻ tạm trú (ký hiệu LĐ hoặc LĐ2): Dành cho lao động nước ngoài làm việc dài hạn (trên 1 năm), giúp họ cư trú tại Việt Nam mà không cần gia hạn visa nhiều lần.
Visa lao động: Nếu không xin thẻ tạm trú, người lao động cần xin visa phù hợp với mục đích làm việc và thời gian lưu trú.
Lưu ý: Hồ sơ xin thẻ tạm trú cần nộp trong vòng 5–7 ngày sau khi có giấy phép lao động để tránh gián đoạn cư trú.
👉 Ký hợp đồng lao động chính thức
Nếu trước đó chỉ ký hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận sơ bộ, thì sau khi có giấy phép, doanh nghiệp cần ký hợp đồng lao động chính thức với người nước ngoài.
Hợp đồng phải phù hợp với vị trí và thời hạn trên giấy phép lao động.
Các vấn đề phát sinh và cách xử lý sau khi có giấy phép lao động
Sau khi đã có giấy phép lao động, tưởng chừng mọi thứ đã ổn, nhưng thực tế có không ít tình huống phát sinh khiến cả doanh nghiệp lẫn người lao động nước ngoài phải loay hoay xử lý. Một số vấn đề phát sinh phổ biến như sau:
Thông tin trên giấy phép lao động sai hoặc không khớp hồ sơ
Một trong những trường hợp phổ biến là thông tin trên giấy phép lao động bị sai lệch so với hồ sơ ban đầu – có thể là tên, số hộ chiếu, quốc tịch, vị trí làm việc hoặc tên công ty.
Khi gặp tình huống này, bạn cần nhanh chóng gửi yêu cầu điều chỉnh tới cơ quan đã cấp giấy phép và nộp hồ sơ xin cấp đổi. Thời gian xử lý thường mất khoảng 3–5 ngày làm việc.
Người lao động đổi hộ chiếu
Nếu người lao động đổi hộ chiếu mới thì giấy phép lao động cũng cần được cập nhật lại cho khớp. Bạn không cần làm lại từ đầu, chỉ cần nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép kèm theo cả hộ chiếu cũ và mới là được.
Người lao động thay đổi vị trí, chức danh hoặc nơi làm việc
Trong quá trình làm việc, nếu có sự thay đổi về vị trí công việc, chức danh hoặc địa điểm làm việc, người sử dụng lao động không được tự ý điều chuyển người lao động nếu chưa cập nhật giấy phép.
Trường hợp chỉ thay đổi nội dung trong cùng công ty thì có thể xin cấp lại giấy phép. Tuy nhiên, nếu chuyển sang một công ty khác thì bắt buộc phải xin cấp giấy phép lao động mới hoàn toàn.
Chấm dứt hợp đồng lao động sớm hơn dự kiến
Một tình huống khác có thể xảy ra là doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với lao động nước ngoài sớm hơn dự kiến.
Khi đó, doanh nghiệp cần thông báo đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để chấm dứt hiệu lực giấy phép, đồng thời thu hồi và lưu trữ giấy tờ này. Nếu người lao động đang sử dụng thẻ tạm trú hoặc visa liên quan, cũng cần làm thủ tục hủy bỏ để tránh các rắc rối về cư trú sau này.
Không xin thẻ tạm trú kịp thời
Có không ít trường hợp người lao động đã có giấy phép nhưng lại quên không xin visa hoặc thẻ tạm trú đúng thời hạn, dẫn đến tình trạng cư trú quá hạn.
Với những trường hợp quá hạn ngắn, có thể bị xử phạt hành chính; nhưng nếu để quá hạn lâu, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể bị trục xuất hoặc cấm nhập cảnh.
Làm việc không đúng mục đích hoặc nơi làm việc không đúng quy định
Cuối cùng, điều cần đặc biệt lưu ý là phải làm việc đúng với nội dung đã ghi trong giấy phép.
Nếu người lao động làm sai vị trí, sai địa điểm hoặc làm thêm ở nhiều nơi mà không khai báo, cả doanh nghiệp và người lao động đều có thể bị xử phạt, thậm chí bị thu hồi giấy phép.
Trong một số trường hợp, có thể xin bổ sung hoặc cấp lại giấy phép nếu được pháp luật cho phép, nhưng tốt nhất là phải tuân thủ đúng quy định ngay từ đầu.
Thời gian xét duyệt giấy phép lao động thường là bao lâu?
Thông thường, thời gian xét duyệt giấy phép lao động tại Việt Nam là từ
5 đến 7 ngày làm việc
Kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội/ Sở Nội Vụ. Tuy nhiên, nếu hồ sơ bị thiếu, sai thông tin hoặc cần bổ sung giấy tờ, thời gian xử lý có thể kéo dài hơn.
Đối với trường hợp nộp hồ sơ online, doanh nghiệp cần nộp bản cứng hồ sơ để xác minh trong vòng 12 ngày kể từ ngày nộp điện tử.
Giấy phép lao động có thời hạn bao lâu?
Giấy phép lao động tại Việt Nam thường có thời hạn tối đa là 2 năm. Trong một số trường hợp đặc biệt như di chuyển nội bộ doanh nghiệp theo diện được miễn giấy phép, thời hạn có thể chỉ là 1 năm.
Sau khi hết hạn, giấy phép lao động được phép gia hạn một lần duy nhất với thời gian không quá 2 năm nếu người lao động và doanh nghiệp vẫn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Khi nào tôi cần làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động?
Khi giấy phép lao động sắp hết hạn: Bạn nên nộp hồ sơ gia hạn trước từ 5–45 ngày tính đến ngày hết hạn để đảm bảo quyền lợi và tránh bị xử phạt.
Khi hợp đồng lao động được kéo dài: Nếu hợp đồng hoặc quyết định cử sang Việt Nam được gia hạn, bạn cũng cần gia hạn giấy phép lao động tương ứng.
Khi thông tin công việc không thay đổi: Giấy phép chỉ được gia hạn nếu vị trí, chức danh, nơi làm việc và đơn vị sử dụng lao động vẫn giữ nguyên.
Với những thông tin chi tiết về Các bước sau khi nộp hồ sơ xin giấy phép lao động, hy vọng bạn đã nắm rõ hơn về quy trình và các yêu cầu liên quan. Nếu cần thêm sự hỗ trợ hoặc tư vấn về Giấy phép lao động, đừng ngần ngại liên hệ với Tân Văn Lang qua số hotline 098.77777.02 - 028.7777.7979 .
Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh và du lịch (MKU). Sau khi tốt nghiệp, Tôi đã có 6 năm kinh nghiệm về Dịch vụ tư vấn Tour và visa xuất cảnh, 6 năm kinh nghiệm về dịch vụ tư vấn thủ tục cho người nước ngoài.
Tôi đã tư vấn cho hơn 10.000 người Việt Nam có nhu cầu du lịch nước ngoài với tỷ lệ thành công 99%.