Tham vấn bởi: Trưởng phòng pháp lý Cao Thị Phú - Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Kim Ngân.
Các loại thị thực nhập cảnh Việt Nam bao gồm: Visa du lịch (DL), Visa lao động (LĐ), Visa thăm thân (VR), Visa cho phóng viên, báo chí tác nghiệp tại Việt Nam (PV), Visa học tập, thực tập (DH), Visa đầu tư (ĐT), Visa tham dự hội nghị (HN). Mỗi loại thị thực sẽ có thời hạn khác nhau, cùng Tân Văn Lang tìm hiểu trong bài chia sẻ sau nhé!
Tổng quan về thị thực nhập cảnh Việt Nam
Khái niệm thị thực (visa) và các loại thị thực phổ biến.
► Thị thực (visa) là loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài để cho phép họ được nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.
► Ngoài thị thực (visa), Việt Nam còn có các loại thủ tục khác có giá trị tương đương thị thực phổ biến khác như: miễn thị thực 5 năm, thẻ doanh nhân APEC.
Phân biệt thị thực với các hình thức nhập cảnh khác (miễn thị thực 5 năm, thẻ APEC)
► Thị thực Việt Nam: là loại giấy tờ được cấp cho người nước ngoài bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam để cho phép họ được nhập cảnh Việt Nam. Người nước ngoài có thể gửi đơn xin công văn nhập cảnh hoặc thị thực điện tử Việt Nam (E-visa).
► Miễn thị thực 5 năm: Miễn thị thực 5 năm của Việt Nam dành cho người nước ngoài là một chính sách miễn thị thực đặc biệt cho người nước ngoài không phân biệt quốc tịch nếu đã có gốc gác là Việt Nam, từng mang quốc tịch Việt Nam hoặc là người nước ngoài có bố, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam.
► Thẻ APEC: Đây là thẻ đi lại cho doanh nhân hay còn được gọi tắt là thẻ ABTC. APEC là loại thẻ được cơ quan có thẩm quyền thuộc nền kinh tế thành viên APEC cấp cho doanh nhân của mình sau khi có sự chấp thuận cho phép nhập cảnh từ các nền kinh tế thành viên khác.
>> Xem thêm: Dịch vụ Visa Việt Nam cho người nước ngoài chỉ từ 250.000đ
Các loại thị thực nhập cảnh Việt Nam phổ biến
► Theo mục đích nhập cảnh
Hiện nay người nước ngoài có thể xin visa theo các mục đích nhập cảnh khác nhau như:
- Visa du lịch (DL)
- Visa lao động (LĐ)
- Visa thăm thân (VR)
- Visa cho phóng viên, báo chí tác nghiệp tại Việt Nam (PV)
- Visa học tập, thực tập (DH)
- Visa đầu tư (ĐT)
- Visa tham dự hội nghị (HN)
► Theo thời gian lưu trú
Mỗi loại thị thực sẽ có thời gian hiệu lực khác nhau, cụ thể như sau:
- Visa du lịch: 03 tháng
- Visa hội nghị: 03 tháng
- Visa thăm thân: 06 tháng
- Visa lao động: từ 01 năm đến 05 năm
- Visa cho phóng viên: 01 năm
- Thị thực điện tử Việt Nam (E-visa): không quá 90 ngày
Nếu bạn cần tư vấn xin visa cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, hãy để lại thông tin dưới đây, chuyên viên Tân Văn Lang sẽ hỗ trợ nhanh chóng
Để lại số điện thoại, chuyên gia tư vấn 1:1
Làm thế nào để xin thị thực nhập cảnh Việt Nam?
- Xin visa điện tử (E-visa Việt Nam): Vì nội dung quy trình khá dài nên chúng tôi đã viết riêng 1 bài chia sẻ cách xin Evisa Việt Nam cho người nước ngoài. Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết tại đây
- Xin công văn nhập cảnh: Vì nội dung quy trình khá dài nên chúng tôi đã viết riêng 1 bài chia sẻ cách xin công văn nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài. Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết tại đây
Giải đáp thắc mắc về thị thực nhập cảnh Việt Nam
Ai cần xin thị thực nhập cảnh Việt Nam?
Tôi nên chọn loại thị thực nào cho chuyến đi Việt Nam?
Tôi có thể xin thị thực Việt Nam online hay không?
Lệ phí xin thị thực Việt Nam là bao nhiêu?
Chi phí xin công văn nhập cảnh Việt Nam
- Thị thực nhập cảnh 1 lần: 25 USD
- Được phép nhập cảnh nhiều lần với thời hạn 3 tháng: 50 USD
- Thị thực nhập cảnh nhiều lần với thời gian là 3 tháng đến 6 tháng: 95 USD
- Thị thực nhập cảnh nhiều lần với thời gian là từ 6 tháng đến 1 năm: 135 USD
- Thị thực nhập cảnh nhiều lần với thời gian là từ 1 năm đến 2 năm: 145 USD
- Thị thực nhập cảnh nhiều lần với thời gian là từ 2 năm đến 5 năm: 155 USD
- Thị thực cấp cho trẻ em người nước ngoài dưới 14 tuổi: 25 USD
Chi phí xin thị thực điện tử Việt Nam (E-visa)
- Thị thực điện tử được nhập cảnh một lần: 25 USD/ thị thực
- Thị thực điện tử được nhập cảnh nhiều lần: 50 USD/ thị thực
Thời gian xét duyệt xin thị thực Việt Nam là bao lâu?
Tôi có thể gia hạn thị thực Việt Nam khi đang ở Việt Nam không?
Người nước ngoài có thể xin gia hạn thị thực Việt Nam khi đang ở Việt Nam, tuy nhiên người nước ngoài phải gửi đơn xin gia hạn trước thời hạn của thị thực.
Nếu đã qua thời gian có hiệu lực của thị thực, người nước ngoài sẽ phải xuất cảnh ra khỏi Việt Nam rồi xin Visa mới để được nhập cảnh lại.
Tôi bị từ chối xin thị thực Việt Nam, tôi có thể làm gì?
Khi nhận được thông báo từ chối cấp thị thực từ Cục quản lý xuất nhập cảnh, bạn cần bình tĩnh kiểm tra lại tất cả hồ sơ, thông tin của bản thân để xem có bị thiếu hay sai sót gì không. Sau khi bổ sung và sửa đổi cho đúng yêu cầu, bạn hãy gửi lại đơn xin cấp thị thực cho Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Nếu bạn bị từ chối vì thuộc vào các trường hợp hạn chế hay cấm nhập cảnh, bạn sẽ phải đợi hết thời hạn của lệnh hạn chế hoặc cấm nhập cảnh để có thể xin được thị thực.
Để được tư vấn về các loại thị thực nhập cảnh Việt Nam, bạn hãy liên hệ ngay đến 0907.874.240 - 028.7777.7979 để được các chuyên viên hướng dẫn ngay nhé!