Tham vấn bởi: Trưởng phòng pháp lý Cao Thị Phú - Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Kim Ngân.
Công việc cho người nước ngoài tại Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho các ứng viên quốc tế. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, tạo ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là từ các chuyên gia nước ngoài.
Hãy cùng tìm hiểu về những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn mà Việt Nam mang lại cho người nước ngoài qua bài chia sẻ sau đây của Tân Văn Lang nhé!
Dịch vụ làm Giấy phép lao động (Work Permit)
Hồ sơ đơn giản - Tư vấn xử lý hồ sơ Chỉ từ 1 ngày
Miễn phí dịch vụ công văn nhập cảnh - Thẻ tạm trú
20 Năm kinh nghiệm - 10.000+ Khách hàng thành công.
Kết quả dịch vụ giấy phép lao động tại Tân Văn Lang
Những công việc cho người nước ngoài tại Việt Nam
Người nước ngoài có thể tham khảo một vài công việc tại Việt Nam như:
- Giảng dạy tiếng Anh, tiếng nước ngoài khác tại các trường học, trung tâm ngoại ngữ, hoặc giáo viên dạy kèm.
- Chuyên gia tư vấn tài chính, luật, kế toán, marketing, quản lý dự án, v.v.
- Làm quản lý, nhân viên kinh doanh hoặc tài chính cho các công ty đa quốc gia hoặc doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
- Chuyên gia kỹ thuật trong các lĩnh vực như sản xuất, chế tạo, xây dựng, năng lượng,..
- Freelancer làm việc cho các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Điều kiện người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Để làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài cần thỏa mãn các điều kiện như sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên
- Phải có đầy đủ năng lực về hành vi dân sự.
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và kinh nghiệm làm việc; đồng thời phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
- Không phải là người đang phải thi hành án phạt, chưa được xóa án tích hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
- Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp được quy định tại Điều 154 của Bộ luật lao động
>> Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài trọn gói
Thủ tục làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng ký tuyển dụng và chuẩn bị hồ sơ:
Người nước ngoài cần đăng ký tuyển dụng tại các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam ở các vị trí công việc cụ thể (chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật cao,…) phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 2: Xin Giấy phép lao động:
Hồ sơ xin Giấy phép lao động (GPLĐ) tại Việt Nam, bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp GPLĐ.
- Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Ảnh chân dung.
- Giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật.
- Giấy tờ xác nhận về kinh nghiệm làm việc.
- Giấy khám sức khỏe.
- Lý lịch tư pháp.
Toàn bộ hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự bởi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Bước 3: Xin công văn nhập cảnh và nhận visa Việt Nam:
Doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động nước ngoài sẽ tiến hành xin Công văn chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài vào làm việc với đơn vị, doanh nghiệp.
Sau khi công văn được Cục quản lý xuất nhập cảnh phê duyệt, người nước ngoài nhận visa Việt Nam tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại hoặc tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.
>> Xem thêm: Dịch vụ làm công văn nhập cảnh cho người nước ngoài
Những lưu ý khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Trong hơn 20 năm hỗ trợ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Tân Văn Lang đã rút ra được một số lưu ý mà người nước ngoài cần quan tâm khi làm việc tại đất nước hình chữ S này như sau:
– Khi làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài có nghĩa vụ tự khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Hợp đồng lao động giữa người nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam phải được lập thành văn bản và có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ luật Lao động.
– Hợp đồng lao động cần được dịch sang tiếng Việt và được công chứng hợp lệ.
– Một số điều khoản quan trọng cần lưu ý trong hợp đồng lao động bao gồm:
- Mức lương và phương thức trả lương.
- Thời gian làm việc.
- Bảo hiểm y tế và xã hội.
- Nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên.
– Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quyền tham gia bảo hiểm y tế và xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
>> Xem thêm: Dịch vụ Fast Track đưa đón tại sân bay cho người nước ngoài chỉ 250.000đ
Hỏi – đáp
Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam nên xin loại visa nào?
Bạn có thể tham khảo các loại visa sau nếu muốn làm việc tại Việt Nam:
- Visa Công tác (DN1, DN2): Dành cho chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật cao làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam. Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.
- Visa Lao động (LĐ1, LĐ2): Dành cho lao động phổ thông làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam trong thời hạn 2 năm. Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.
- Visa Đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4): Dành cho nhà đầu tư nước ngoài và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động bị xử phạt như thế nào?
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm, cụ thể:
- Phạt tiền: từ 15 triệu đồng – 25 triệu đồng.
- Bị trục xuất: Người lao động nước ngoài có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam
Mức lương trung bình cho người nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
Mức lương trung bình cho người nước ngoài tại Việt Nam còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Ngành nghề: Các ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin thường có mức lương cao hơn so với các ngành nghề khác.
- Vị trí công việc: Các vị trí quản lý, chuyên gia thường có mức lương cao hơn so với các vị trí nhân viên.
- Kinh nghiệm làm việc: Người có kinh nghiệm làm việc lâu năm thường có mức lương cao hơn so với người mới vào nghề.
- Trình độ học vấn: Người có trình độ học vấn cao thường có mức lương cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ, …
- Ngoài lương cơ bản, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn có thể hưởng các chế độ phúc lợi khác như: Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, phụ cấp nhà ở, phụ cấp đi lại,…
Người nước ngoài có phải đóng thuế tại Việt Nam?
Có. Theo quy định, người lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập cá nhân (thu nhập phát sinh cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam).
Bài chia sẻ trên đây là những thông tin giải đáp về các công việc cho người nước ngoài tại Việt Nam. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hay cần hỗ trợ, tư vấn thì hãy liên hệ ngay với Tân Văn Lang qua hotline 0907.874.240 - 028.7777.7979 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Chúc bạn thành công.