Tham vấn bởi: Trưởng phòng pháp lý Cao Thị Phú - Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Kim Ngân.
Nghị định 70/2023/NĐ-CP đã được ban hành nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các quy định liên quan đến việc người lao động nước ngoài tại Việt Nam tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Với nhiều điểm mới quan trọng, Nghị định này tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động và lại nhiều lợi ích cho người lao động nước ngoài. Cùng Tân Văn Lang phân tích trong bài chia sẻ dưới đây nhé!
Dịch vụ làm Giấy phép lao động (Work Permit)
Hồ sơ đơn giản - Tư vấn xử lý hồ sơ Chỉ từ 1 ngày
Miễn phí dịch vụ công văn nhập cảnh - Thẻ tạm trú
20 Năm kinh nghiệm - 10.000+ Khách hàng thành công.
Kết quả dịch vụ giấy phép lao động tại Tân Văn Lang
Tổng quan về nghị định 70/2023/NĐ-CP
Nghị định 70/2023/NĐ-CP [1]Link tham khảo: https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=208673 là một văn bản pháp luật quan trọng, được ban hành nhằm mục tiêu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một số quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Những thay đổI chính trong nghị định 70/2023/NĐ-CP
Nghị định 70/2023/NĐ-CP được ban hành đã có nhiều nội dung thay đổi so với Nghị định số 152/2020/NĐ-CP. Tất cả những điểm chính trong Nghị định này sẽ được Tân Văn Lang liệt kê ngay dưới đây:
1/ Nới lỏng các yêu cầu đối với chuyên gia, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật nước ngoài
Quy định cũ | Quy định mới từ 18/9/2023 |
---|---|
Chuyên gia phải có bằng cấp đại học đúng chuyên ngành dự kiến làm việc. | Chuyên gia chỉ cần:
– Tốt nghiệp bậc đại học trở lên (hoặc tương đương). – Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc dự kiến. |
Giám đốc điều hành được định nghĩa chỉ là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. | Ngoài là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì giám đốc điều hành được quy định với phạm vị rộng hơn, cụ thể:
– Là người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. – Là người đứng đầu và trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành ít nhất 01 lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. |
Lao động kỹ thuật nước ngoài phải làm đúng chuyên ngành được đào tạo. | Lao động kỹ thuật nước ngoài chỉ cần:
– Được đào tạo tối thiểu 01 năm (áp dụng với đương đơn tại Hà Nội và TP.HCM). – Có tối thiểu từ 03 đến 05 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm. |
2/ Thay đổi thời hạn báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Theo quy định tại Nghị định số 70/2023/NĐ-CP, thời hạn báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi mà lao động nước ngoài đó dự kiến làm việc là 15 ngày làm việc trước khi người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, thay vì 30 ngày như quy định trước đây.
Tương tự, trường hợp thay đổi nhu cầu về vị trí, chức danh, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm làm việc thì phía sử dụng lao động phải báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài (thay vì 30 ngày như quy định cũ trước đây).
3/ Thay đổi thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài
Theo quy định trước đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là các cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài.
Tuy nhiên, tại quy định mới (Khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ thay thế UBND tỉnh để thực hiện công việc trên.
Thời hạn ra văn bản trên là trong vòng 10 ngày làm việc (tính từ ngày nhận được báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài).
4/ Thay đổi về đối tượng phải báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Theo đó, 4 nhóm đối tượng trước đây được miễn trừ giờ đây phải thực hiện đầy đủ thủ tục xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, gồm:
(1) Chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và làm các chương trình, dự án dùng nguồn vốn ODA theo quy định hoặc thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài.
(2) Người nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam bởi Bộ Ngoại giao.
(3) Tình nguyện viên quốc tế vào Việt Nam để thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và có sự bảo trợ của cơ quan đại diện ngoại giao.
(4) Người nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận đến Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu; hoặc quản lý, làm giám đốc điều hành, hiệu trưởng, hiệu phó của cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức liên chính phủ thành lập.
Bên cạnh đó, quy định mới cũng bổ sung thêm 02 trường hợp sau đây không cần phải làm thủ tục xác nhận nhu cầu lao động nước ngoài:
(1) Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.
(2) Người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam và sống tại Việt Nam.
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, hãy để lại thông tin tại đây, chuyên viên Tân Văn Lang sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng
Để lại số điện thoại, chuyên gia tư vấn 1:1
5/ Thông báo tuyển dụng lao động phải được đăng tải trên www.doe.gov.vn
Bắt đầu từ 01/01/2024, thông báo tuyển dụng lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người nước ngoài phải được đăng tải trên các kênh dưới đây trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình:
– Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm): www.doe.gov.vn.
– Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập.
Trong thông báo tuyển dụng người nước ngoài phải ghi rõ các nội dung sau: vị trí tuyển, mô tả công việc, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương cũng như thời gian và địa điểm làm việc.
Nếu không tuyển được lao động Việt Nam thì người sử dụng lao động phải làm thủ tục xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định vào các vị trí trên.
6/ Yêu cầu báo cáo khi lao động nước ngoài làm việc tại nhiều tỉnh, thành
Trong trường hợp lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố, phía sử dụng lao động phải báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
7/ Bổ sung thêm trường hợp lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động
Theo quy định mới, một số trường hợp lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc không cần xin giấy phép lao động đã được bổ sung thêm, bao gồm:
(1) Người nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy hoặc quản lý, làm giám đốc điều hành tại các cơ sở giáo dục được cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức liên chính phủ thành lập tại Việt Nam;
(2) Người nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào Việt Nam để quản lý, làm giám đốc điều hành, hiệu trưởng, hiệu phó của cơ sở giáo dục được cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức liên chính phủ thành lập tại Việt Nam.
8/ Cho phép cấp giấy phép lao động bản điện tử
Theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi lao động nước ngoài dự kiến làm việc là các cơ quan có quyền cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài theo quy định.
Ngoài giấy phép lao động bản giấy, khoản 6 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP còn cho phép cấp giấy phép lao động dưới dạng bản điện tử, miễn là đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và đáp ứng nội dung theo Mẫu số 12/PLI
9/ Bổ sung thêm trường hợp cần cấp lại giấy phép lao động
Ngoài những trường hợp thay đổi thông tin như họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu và địa điểm làm việc, Nghị định mới cũng quy định trường hợp doanh nghiệp đổi tên mà không thay đổi mã số doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thủ tục đổi giấy phép lao động.
Lúc này, người sử dụng lao động sẽ tiến hành thủ tục đổi giấy phép lao động cho nhân viên nước ngoài của mình.
10/ Bãi bỏ một số quy định liên quan đến quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
Trong quy định mới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài làm việc sẽ thay thế ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các thủ tục sau:
– Cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi GPLĐ cũng như thủ tục xác nhận lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ đối với người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế
– Tiếp nhận báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
– Tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
>> Nên xem: Bị từ chối giấy phép lao động cho NNN: Nguyên nhân và cách xử lý
Ảnh hưởng của nghị định 70/2023/NĐ-CP đến doanh nghiệp
Nghị định 70/2023/NĐ-CP đã mang đến những thay đổi tích cực, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động nước ngoài, chẳng hạn như:
- Các yêu cầu về trình độ học vấn đối với chuyên gia nước ngoài được nới lỏng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng nhân tài.
- Yêu cầu và quy định về vị trí giám đốc điều hành cũng rộng hơn tạo điều kiện cho nhân sự nước ngoài dễ xin vào các vị trí quản lý, hạn chế được các hồ sơ cần bổ sung như bằng cấp hay xác nhận kinh nghiệm.
- Hay việc cho phép cấp giấy phép lao động điện tử bên cạnh giấy phép bản giấy giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc quản lý.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, Nghị định 70/2023/NĐ-CP cũng đặt ra một số thách thức cho doanh nghiệp.
Ví dụ, việc rút ngắn thời hạn báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài từ 30 ngày xuống còn 15 ngày khiến các doanh nghiệp phải hoàn tất các thủ tục nhanh hơn, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kịp thời.
Đôi khi có thể xảy ra những sai sót trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, dẫn đến việc trì hoãn các kế hoạch dự kiến làm việc của người lao động.
>> Xem thêm: Dịch vụ xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài 2024
Ảnh hưởng của nghị định 70/2023/NĐ-CP đến cá nhân
Nghị định 70/2023/NĐ-CP đã tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi hơn cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Các yêu cầu về trình độ học vấn đối với một số loại hình lao động nước ngoài được nới lỏng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động nước ngoài có nhiều cơ hội việc làm hơn tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng đã đặt ra thêm các quy định chặt chẽ về quản lý người lao động nước ngoài, giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn trong việc tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và an toàn cho người lao động.
>> Xem thêm: Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài trong 5 bước đơn giản
Mong rằng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về Nghị định 70/2023/NĐ-CP. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ cho Tân Văn Lang qua số hotline 0907.874.240 - 028.7777.7979 nhé!