Tham vấn bởi: Trưởng phòng pháp lý Cao Thị Phú - Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Kim Ngân.
Dịch vụ giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài trọn gói. Gọi ngay 0907.874.240 - 028.7777.7979 để nhận tư vấn chi tiết.
Giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp cho hoạt động làm việc của họ tại Việt Nam. Việc sở hữu giấy phép này không chỉ thể hiện sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp và người lao động.
Hơn thế nữa, Giấy phép lao động còn góp phần bảo vệ quyền lợi của cả người lao động và doanh nghiệp. Đối với người lao động, Giấy phép lao động đảm bảo họ được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ, quyền lợi theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam. Đồng thời, Giấy phép lao động cũng tạo môi trường làm việc an toàn, hợp pháp cho người lao động, giúp họ yên tâm cống hiến và phát huy năng lực của mình.
Đối với doanh nghiệp, Giấy phép lao động giúp doanh nghiệp tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, đồng thời xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín trên thị trường.
Một số doanh nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam đã gặt hái được thành công trong việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài, ví dụ như Tập đoàn FPT, Công ty Vinamilk, Tập đoàn Sun Group, v.v. Những doanh nghiệp này đã xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và chế độ đãi ngộ hấp dẫn, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Dịch vụ làm Giấy phép lao động (Work Permit)
Hồ sơ đơn giản - Tư vấn xử lý hồ sơ Chỉ từ 1 ngày
Miễn phí dịch vụ công văn nhập cảnh - Thẻ tạm trú
20 Năm kinh nghiệm - 10.000+ Khách hàng thành công.
Kết quả dịch vụ giấy phép lao động tại Tân Văn Lang
Tổng chi phí dịch vụ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài tại Tân Văn Lang
Tổng chi phí chỉ từ 9.000.000đ (*) - Cam kết không phát sinh thêm phí dịch vụ
1. Phí dịch vụ Giấy phép lao động của Tân Văn Lang - 9.000.000đ
- Áp dụng tùy địa phương và tùy trường hợp
- Đã bao gồm phí nhà nước, dịch thuật công chứng và phí giao nhận hồ sơ tại nhà khu vực TP Hồ Chí Minh
(*) Chi phí có thể thay đổi theo từng khu vực, trường hợp hồ sơ.
Định nghĩa nhà quản lý nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Nhà quản lý nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức đến từ quốc gia khác, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động, dự án, hoặc doanh nghiệp tại Việt Nam. Họ đóng vai trò then chốt trong việc định hướng chiến lược, đưa ra quyết định quan trọng, và thúc đẩy sự phát triển chung của tổ chức. Ngoài ra, nhà quản lý còn được ủy quyền quyền ký kết giao dịch cho công ty theo quy định tại điều lệ công ty.
Người nước ngoài làm việc tại các công ty/doanh nghiệp tại Việt Nam ở vị trí công việc Nhà quản lý doanh nghiệp khi xin giấy phép lao động sẽ bao gồm những chức danh sau:
- Nhà quản lý – Chủ tịch công ty/Chủ tịch hội đồng thành viên/Chủ tịch hội đồng quản trị
- Nhà quản lý – Tổng Giám đốc
- Nhà quản lý – Giám đốc điều hành
- Nhà quản lý – Trưởng văn phòng đại diện
>> Xem thêm: Bị từ chối giấy phép lao động cho NNN: Nguyên nhân và cách xử lý
Điều kiện xin giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
Theo Nghị định về giấy phép lao động số 11/2016/NĐ-CP, để được cấp giấy phép lao động, người nhà quản lý nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản dưới đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Phải có tình trạng sức khỏe phù hợp với yêu cầu của công việc.
- Đối tượng là nhà quản lý nước ngoài, là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
- Không bị kết án hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quốc tế.
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về việc sử dụng người lao động nước ngoài [1]Link tham khảo: http://vbpl.vn/bolaodong/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=97142&Keyword=11/2016/N%C4%90-CP.
>> Xem thêm: 20 trường hợp được miễn giấy phép lao động 2024
Thủ tục xin giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
Trình tự thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý người nước ngoài bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Thực hiện việc đăng tuyển dụng người lao động là nhà quản lý nước ngoài trên trang web của các trang tuyển dụng việc làm phù với từng địa phương và cơ quan tiếp nhận.
Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Giấy phép lao động tại Cục việc làm thì đăng bài tuyển dụng tại trang web của cục việc làm. Còn đối với doanh nghiệp xin cấp Giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội thì đăng tuyển tại trang tuyển dụng của tỉnh, Thành phố nơi xin cấp Giấy phép lao động.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin công văn chấp thuận
Doanh nghiệp/ công ty sử dụng lao động nước ngoài cần tiến hành nộp hồ sơ xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương. Thời hạn giải quyết thủ tục làm giấy phép lao động cho nhà quản lý là tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để xin giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
Sau khi có Văn bản chấp thuận sử dụng lao động, đương đơn cần chuẩn bị hồ sơ xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Mẫu đơn xin cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài theo mẫu số 11 quy định tại Phụ lục I nghị định Nghị định 152/2020/NĐ-CP của chính phủ năm 2020.
- Văn bản xác nhận, chứng minh là nhà quản lý có thời hạn tối thiểu 03 năm và có giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc.
- Văn bản chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài từ doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Quyết định bổ nhiệm là nhà quản lý với các chức danh tương ứng.
- Bản sao chứng thực điều lệ công ty (trong 1 số trường hợp cụ thể).
- Giấy chứng nhận sức khỏe được khám tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế (trong thời hạn 12 tháng).
- Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp có thời hạn không quá 6 tháng từ ngày cấp.
- 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, nền trắng, đầu không đội mũ, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Các giấy tờ nước ngoài như bằng cấp, chứng minh kinh nghiệm làm việc, văn bản xác nhận nhà quản lý, lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật sang tiếng Việt và được công chứng.
Bước 4: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài hoặc nhận sự của công ty/doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Đương đơn cần nộp hồ sơ xin giấy phép lao động trước ít nhất 15 ngày so với ngày dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Bước 5: Nhận kết quả xử lý hồ sơ
Thời gian giải quyết hồ sơ và thông báo kết quả cho giấy phép lao động có hiệu lực là sau 05 ngày làm việc tính từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Hồ sơ được xem xét và xử lý một cách nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình cấp phép. Trường hợp không cấp giấy phép lao động sẽ có văn bản trả lời và giải thích rõ nguyên nhân.
Nếu doanh nghiệp đặt trong khu công nghiệp, quy trình đề nghị cấp phép lao động cho người nước ngoài được thực hiện tại Ban Quản lý Các Khu Công nghiệp thuộc thẩm quyền của địa phương.
Đối với doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, quy trình đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài sẽ được thực hiện tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc thẩm quyền của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, hãy để lại thông tin tại đây, chuyên viên Tân Văn Lang sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng
Để lại số điện thoại, chuyên gia tư vấn 1:1
Thời gian xét duyệt giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
Theo quy định hiện hành, thời gian cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời gian này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ cấp giấy phép theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Nếu doanh nghiệp sử dụng lao động mà không có giấy phép hoặc không được xác nhận là không thuộc diện cấp phép lao động, hoặc sử dụng lao động với giấy phép đã hết hạn, sẽ bị áp đặt các hình phạt tương ứng.
Lệ phí xin giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
Lệ phí xin cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài được quy định tại Nghị định số 85/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, mức lệ phí được áp dụng như sau [2]Link tham khảo: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-thu-tuc-hanh-chinh-chi-tiet.html?ma_thu_tuc=194248:
- Nộp trực tiếp: 1.000.000 Đồng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
- Trực tuyến: 800.000 Đồng. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
- Dịch vụ bưu chính : 1.000.000 Đồng. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Lưu ý khi xin giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
Để đảm bảo quá trình xin cấp phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, cần lưu ý những điểm sau:
Giải trình vai trò của nhà quản lý trong hồ sơ xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động:
- Xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của nhà quản lý, đặc biệt đối với trường hợp vai trò chưa được cụ thể hóa.
- Nêu bật kinh nghiệm làm việc phù hợp của nhà quản lý với vị trí công việc.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng minh vai trò và năng lực của nhà quản lý.
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép lao động:
- Hồ sơ cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ theo quy định, phù hợp với từng trường hợp cụ thể (có tên/không tên trên giấy phép kinh doanh, hình thức hợp đồng lao động…).
- Đối với nhà quản lý nước ngoài, hồ sơ cần thể hiện rõ kinh nghiệm quản lý phù hợp với vị trí công việc.
- Các giấy tờ do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng sang tiếng Việt.
Các lưu ý khác:
- Mặc dù hồ sơ sử dụng người lao động nước ngoài của nhà thầu có các thành phần cố định, tuy nhiên, do tính đa dạng của các trường hợp, hồ sơ có thể có những khác biệt nhất định. Dưới đây là một số ví dụ:
- Trường hợp nhà quản lý có tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu một hồ sơ khác với trường hợp không có tên trên giấy phép.
- Trường hợp nhà quản lý xin giấy phép lao động làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động sẽ cần chuẩn bị một hồ sơ khác so với trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp hoặc di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ.
- Nộp hồ sơ đúng thời hạn và theo đúng quy trình quy định.
- Tham khảo ý kiến của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) để được tư vấn cụ thể về hồ sơ và thủ tục xin cấp phép.
>> Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Giải đáp thắc mắc về giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
Quá trình gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài như thế nào?
Quy trình gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài diễn ra như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện đăng tuyển dụng vị trí cần tuyển lao động lên các trang tuyển dụng theo quy định
Đối với doanh nghiệp xin cấp Giấy phép lao động tại Cục việc làm thì đăng bài tuyển dụng tại trang web của Cục việc làm. Còn đối với doanh nghiệp xin cấp Giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội thì cần đăng tuyển tại trang tuyển dụng của tỉnh, Thành phố nơi xin cấp Giấy phép lao động.
Bước 2: Xin chấp thuận sử dụng lao động
Doanh nghiệp/ công ty sử dụng lao động nước ngoài cần tiến hành nộp hồ sơ xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương. Thời hạn giải quyết thủ tục làm giấy phép lao động cho nhà quản lý là tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp phép gia hạn Giấy phép lao động.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
- 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp.
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo quy định của pháp luật.
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày cấp.
- Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp, trừ trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ xem xét và gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý người nước ngoài trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động, cơ quan chức năng sẽ có văn bản thông báo lý do cụ thể cho doanh nghiệp.
Đối với nhà quản lý người nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động, sau khi được gia hạn giấy phép lao động, doanh nghiệp và nhà quản lý bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động mới bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam. Hợp đồng lao động mới phải được ký kết trước ngày nhà quản lý dự kiến tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm gửi hợp đồng lao động đã ký kết (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) theo yêu cầu.
Nhà quản lý nước ngoài có được phép đi du lịch nước ngoài trong thời gian có hiệu lực của giấy phép lao động?
Có, nhà quản lý nước ngoài được phép đi du lịch nước ngoài trong thời gian có hiệu lực của giấy phép lao động. Tuy nhiên, việc đi du lịch cần tuân thủ một số quy định nhất định để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tránh gặp rắc rối khi xuất nhập cảnh:
- Giấy phép lao động còn hiệu lực: Đây là giấy tờ chứng minh hợp pháp cho phép nhà quản lý làm việc và cư trú tại Việt Nam. Việc đi du lịch nước ngoài trong thời gian này cần đảm bảo giấy phép lao động vẫn còn giá trị sử dụng để nhập cảnh trở lại Việt Nam.
- Có visa hợp lệ: Tùy vào quốc gia đến, nhà quản lý cần xin visa du lịch phù hợp với mục đích và thời gian lưu trú tại nước ngoài.
- Thông báo cho người sử dụng lao động: Việc đi du lịch nước ngoài cần được thông báo cho người sử dụng lao động để họ nắm được và có thể sắp xếp công việc phù hợp trong thời gian nhà quản lý vắng mặt.
- Tuân thủ các quy định về xuất nhập cảnh: Cần tuân thủ đầy đủ các quy định về xuất nhập cảnh của Việt Nam và nước đến, bao gồm thủ tục xin visa, khai báo hải quan, kiểm tra an ninh,
Doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng lao động với nhà quản lý nước ngoài như thế nào?
Doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng lao động với nhà quản lý nước ngoài theo các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng lao động: Khi hết hạn hợp đồng lao động mà hai bên không thỏa thuận gia hạn, hợp đồng lao động sẽ tự động chấm dứt.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động: Khi nhà quản lý nước ngoài đã hoàn thành đầy đủ công việc được giao theo hợp đồng lao động, doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng lao động với họ.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động: Doanh nghiệp và nhà quản lý nước ngoài có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với nhau bằng văn bản.
- Nhà quản lý nước ngoài vi phạm hợp đồng lao động: Doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhà quản lý nước ngoài nếu họ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng lao động, ví dụ như:
- Bỏ việc không lý do chính đáng trong thời gian 5 ngày làm việc liên tục hoặc 10 ngày làm việc không liên tục trong một tháng.
- Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động nghiêm trọng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gian dối khi ký kết hợp đồng lao động.
- Không hoàn thành công việc được giao theo hợp đồng lao động.
- Vi phạm các quy định về bảo mật thông tin, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhà quản lý nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe để tiếp tục làm việc: Doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhà quản lý nước ngoài nếu họ không đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe để tiếp tục làm việc theo yêu cầu của công việc.
- Nhà quản lý nước ngoài bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc thôi việc: Doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhà quản lý nước ngoài nếu họ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc thôi việc.
Thủ tục chấm dứt hợp động lao động
Bước 1: Lập biên bản xác nhận lý do chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ vào các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nước ngoài đã được đề cập ở mục trên thì có thể lập biên bản lý do chấm dứt hợp đồng lao động người nước ngoài.
Bước 2: Thực hiện báo trước cho người lao động nước ngoài trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Việc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cho nhà quản lý nước ngoài cần được thực hiện đúng quy định. Đối với các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định về việc thông báo trước cho người lao động. Thông báo này phải được thực hiện bằng văn bản, tuân thủ các quy định cụ thể về thời gian báo trước, tùy thuộc vào loại hợp đồng và lý do kết thúc.
Công việc thu hồi giấy phép lao động cũng được thực hiện theo quy định. Trong trường hợp giấy phép đã hết hạn, người sử dụng lao động phải thu hồi giấy phép trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hết hiệu lực. Sau đó, họ phải gửi văn bản xác nhận việc thu hồi này cho cơ quan chức năng.
Bước 3: Thanh toán các khoản phí có liên quan đến quyền lợi mỗi bên
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
- Ngoài tiền lương phải chi trả cho người lao động, người sử dụng lao động còn phải thanh toán các phí theo quy định điều này.
- Thời gian để hai bên thực hiện trách nhiệm thanh toán là 14 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đặc biệt, hai bên có thể kéo dài thời gian này nhưng không được quá 30 ngày.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về Giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động thành công. Nếu bạn còn có thắc mắc hoặc muốn được tư vấn về dịch vụ xin giấy phép lao động thì hãy liên hệ ngay với Tân Văn Lang qua hotline 0907.874.240 - 028.7777.7979 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé.