Tham vấn bởi: Trưởng phòng pháp lý Cao Thị Phú - Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Kim Ngân.
Visa công tác Việt Nam là các loại visa dành cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam tham gia các hoạt động kinh doanh, công tác, hoặc tham dự các sự kiện quốc tế như họp, triển lãm, và hội nghị, …Để được cấp visa công tác Việt Nam, người nước ngoài cần tuân theo các điều kiện và thủ tục cụ thể.
Tuy nhiên, quá trình này có thể phức tạp và tốn nhiều thời gian. Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức, Tân Văn Lang cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục xin visa công tác Việt Nam, đảm bảo sự thuận lợi và hiệu quả trong quá trình xin visa.
Chi tiết hồ sơ, thủ tục xin visa công tác cho người nước ngoài tại Việt Nam, quý khách tham khảo chi tiết các mục dưới đây.
Dịch vụ visa Việt Nam cho người nước ngoài
Cam kết đúng thời hạn - Tư vấn xử lý hồ sơ chỉ trong 2 giờ
20 Năm kinh nghiệm - 10.000+ Khách hàng xin visa Việt Nam thành công.
Kết quả dịch vụ visa Việt Nam cho người nước ngoài tại Tân Văn Lang
Tổng chi phí dịch vụ visa Việt nam cho người nước ngoài tại Tân Văn Lang
Tổng chi phí chỉ từ 880.000đ (*) - Cam kết không phát sinh thêm phí dịch vụ
1. Phí nhà nước visa - Single 25$/ Multiple 50$ [1]Link tham khảo: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-thu-tuc-hanh-chinh-chi-tiet.html?ma_thu_tuc=1775
2. Phí dịch vụ visa Việt Nam của Tân Văn Lang - Chỉ từ 250.000đ
(*) Chi phí có thể thay đổi theo từng khu vực, trường hợp hồ sơ.
Visa công tác Việt Nam là gì?
Visa công tác Việt Nam, còn được biết đến với tên gọi visa doanh nghiệp, được ký hiệu DN1 và DN2 (trước đây được biết đến với ký hiệu là visa DN).
Đây là những loại visa được cấp cho những người nước ngoài đến Việt Nam với mục đích làm việc trong thời gian ngắn hoặc dài hạn, nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc công việc liên quan đến công tác tại Việt Nam. Các hoạt động này bao gồm công tác, đầu tư, hội nghị, triển lãm, giảng dạy, chuyển giao công nghệ, và các hoạt động khác liên quan đến kinh tế, văn hóa và khoa học.
Theo khoản 8, điều 7, Luật số: 51/2019/QH14 của Quốc hội 2019 [2]Link tham khảo: https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=198545 được quy định cụ thể như sau:
- DN1 – Cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân bảo lãnh người nước ngoài, theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- DN2 – Cấp cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện công tác, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều kiện xin visa công tác cho người nước ngoài
Xin thị thực điện tử (evisa)
- Người nước ngoài đang ở nước ngoài chưa nhập cảnh Việt Nam
- Có hộ chiếu còn thời hạn và hợp lệ theo quy định của Luật xuất nhập cảnh Việt Nam
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định tại Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam [3]Link tham khảo: https://bocongan.gov.vn/pbgdpl/van-ban-quy-pham.html?ItemID=2699.
Xin Công văn nhập cảnh
- Có công ty đủ tư cách pháp nhân bảo lãnh tại Việt Nam
- Có hộ chiếu còn thời hạn theo quy định và hợp lệ
- Không thuộc các trường hợp cấm nhập cảnh Việt Nam theo quy định
- Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh tại nước sở tại
Hồ sơ xin visa công tác cho người nước ngoài tại Việt Nam
Thị thực điện tử Việt Nam (evisa)
- Hộ chiếu của người Người nước ngoài còn thời hạn trên 6 tháng
- Ảnh chân dung 4×6 của người Người nước ngoài, chụp rõ mặt.
Công văn nhập cảnh
- Hộ chiếu của người Người nước ngoài còn hạn từ 6 tháng (bản scan).
- Mẫu đơn xin cấp công văn xin nhập cảnh cho người Người nước ngoài (mẫu NA2)
- Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của công ty bảo lãnh người nước ngoài (Bản sao y công chứng )
- Giấy đăng ký mã số thuế của công ty bảo lãnh người nước ngoài (Bản sao y công chứng).
- Mẫu Giấy giới thiệu mẫu dấu công ty và chữ ký lần đầu của người đại diện pháp luật ký hồ sơ (mẫu NA16)
- Chữ ký điện tử (Token) của công ty bảo lãnh theo quy định luật giao dịch điện tử.
- Giấy giới thiệu người đại diện nộp hồ sơ hoặc giấy ủy quyền của công ty bảo lãnh.
- Chứng minh nhân dân của nhân sự đại diện nộp hồ sơ.
- Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị hồ sơ như yêu cầu ở trên, đại diện của Công ty bảo lãnh tại Việt Nam sẽ nộp hồ sơ Online tại Cổng thông tin Dịch vụ công quốc gia, Bộ công an.
>> Xem thêm:
Thủ tục xin visa công tác Việt Nam cho người nước ngoài
Thị thực điện tử Việt Nam (evisa)
Video hướng dẫn xin Evisa Việt Nam tại Tân Văn Lang
Bước 1: Truy cập website của cổng Dịch vụ công (https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html) và nhập thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử (evisa) theo yêu cầu
- Tải ảnh chụp trang nhân thân hộ chiếu + ảnh mặt chân dung theo hướng dẫn.
- Điền các thông tin được yêu cầu một cách đầy đủ và chính xác.
Sau khi điền thông tin xong, hãy kiểm tra lại thật kỹ càng để đảm bảo các thông tin đã điền không có gì sai sót.
Bước 3: Thanh toán phí
Thanh toán phí visa điện tử qua ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng, cụ thể như sau:
- 25 USD đối với visa single
- 50 USD đối với visa multiple
Bước 4: Kiểm tra kết quả xin e-visa
Sử dụng Mã hồ sơ điện tử để kiểm tra kết quả hồ sơ. Nếu được chấp thuận, bạn tải xuống + in ra để nhập cảnh Việt Nam.
* Lưu ý: Đơn đề nghị xin cấp visa điện tử sẽ không được chấp nhận nếu hồ sơ thiếu, sai hoặc không xác định được thông tin.
Công văn nhập cảnh
Video hướng dẫn đăng ký tài khoản dịch vụ công tại Tân Văn Lang
Bước 1: Công ty pháp nhân truy cập Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh, Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (https://dichvucong.bocongan.gov.vn/?home=1) để đăng ký tài khoản điện tử (nếu là lần đầu tiên xin).
Bước 2: Sử dụng tài khoản điện tử đã đăng ký, công ty pháp nhân nhập thông tin người nước ngoài theo yêu cầu. Sau đó, sử dụng chữ ký điện tử theo quy định (Luật giao dịch điện tử) để xác nhận thông tin đề nghị.
Bước 3: Hoàn tất thanh toán cước phí để thực hiện các thủ tục được yêu cầu. Hệ thống sẽ tự động đẩy dữ liệu thông tin hồ sơ về Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 4: Công ty pháp nhân bảo lãnh người nước ngoài kiểm tra kết quả xét duyệt hồ sơ bằng cách đăng nhập tài khoản trên Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh, Cổng dịch vụ quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Nếu được cấp công văn nhập cảnh, thông báo cho người nước ngoài để tiến hành thủ tục nhận visa tại cửa khẩu quốc tế hoặc tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài.
Cách nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài
Trước khi tiến hành các thủ tục mời và bảo lãnh cho người nước ngoài, mà không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 điều 8 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam [3]Link tham khảo: https://bocongan.gov.vn/pbgdpl/van-ban-quy-pham.html?ItemID=2699, tổ chức cần thực hiện việc gửi văn bản thông báo đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Bản thông báo này phải đi kèm với hồ sơ đầy đủ, bao gồm bản sao chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc thành lập tổ chức. Đồng thời, tổ chức cũng cần cung cấp văn bản giới thiệu con dấu và chữ ký của người có thẩm quyền trong tổ chức theo mẫu được quy định tại Form Mẫu NA16.
Lưu ý rằng quá trình thông báo chỉ được thực hiện một lần, và trong trường hợp có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ, tổ chức bảo lãnh phải thực hiện việc thông báo bổ sung đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Dành cho cơ quan, tổ chức không đăng ký tài khoản:
Để thực hiện quy trình mời và bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, bạn vui lòng tuân theo các bước chi tiết dưới đây:
Bước 1: Điền thông tin vào công văn đề nghị xét duyệt, thực hiện kiểm tra nhân sự của người nước ngoài nhập cảnh theo Mẫu NA2 và nhận mã hồ sơ điện tử.
Bước 2: In công văn đề nghị, ký và đóng dấu theo quy định.
Bước 3: Nộp công văn đề nghị cùng với các giấy tờ liên quan tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 4: Tra cứu tình trạng hồ sơ bằng mã số hồ sơ điện tử tại đường link được cung cấp.
- Nếu cần, sửa hồ sơ và in lại công văn bảo lãnh (nếu chưa nộp).
- Tiếp theo, theo dõi kết quả xử lý hồ sơ của bạn.
Bước 5: Nhận kết quả trả lời tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, theo giấy biên nhận được cung cấp.
Dành cho cơ quan, tổ chức đã được cấp tài khoản
Để mời và bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Đăng ký tài khoản điện tử và đăng ký sử dụng bút ký điện tử nếu cần thiết.
- Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp tài khoản truy cập trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, và việc này chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp có sự thay đổi thông tin hoặc tài khoản bị hủy, tạm dừng hoạt động theo quy định.
- Sau khi có tài khoản truy cập, để mời và bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, quý vị có thể thực hiện theo các bước tiếp theo
Bước 2: Sử dụng tài khoản điện tử để đăng nhập, chọn mục Quản lý xuất nhập cảnh -> chọn thủ tục “Mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh.”
Bước 3: Nhập thông tin form khai xin cấp Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (theo Mẫu NA2) và mã hồ sơ điện tử.
Bước 4: Nộp hồ sơ:
- In công văn đề nghị, ký, đóng dấu và nộp trực tiếp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh đối với những trường hợp cơ quan, tổ chức chưa đăng ký sử dụng bút ký điện tử hoặc khi cần phải nộp giấy tờ liên quan.
- Sử dụng bút ký điện tử để ký xác nhận thông tin Công văn đề nghị đối với trường hợp hồ sơ không cần nộp kèm giấy tờ liên quan
- Lựa chọn hình thức thanh toán cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực, đối với trường hợp cần cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
Bước 5: Đăng nhập tài khoản điện tử để kiểm tra tình trạng hồ sơ.
Bước 6: Nhận kết quả:
- Nhận kết quả trực tiếp tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh theo biên nhận.
- Đăng nhập tài khoản điện tử để nhận kết quả.
Sau khi có Công văn chấp thuận nhập cảnh, người nước ngoài nhận visa tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại, hoặc tại cửa khẩu nhập cảnh theo thông tin đăng ký trước đó.
Thời gian xin công văn nhập cảnh công tác cho người nước ngoài bao lâu?
Thời gian nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài: Quý khách có thể thực hiện 24 giờ/07 ngày.
Thời gian xét duyệt hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
Quy trình nộp hồ sơ trực tuyến để xin visa được thực hiện thông qua các cổng thông tin điện tử chính, bao gồm Trang giao dịch điện tử thuộc Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh, Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Thời gian xử lý hồ sơ và cấp thị thực tùy thuộc vào từng loại hình đăng ký:
Nộp hồ sơ trực tuyến cho thị thực trực tuyến
Thời gian xử lý là 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ. Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài, quá trình này được thực hiện trực tuyến qua cổng thông tin.
Nộp hồ sơ trực tuyến cho thị thực tại cửa khẩu quốc tế
Thời gian xử lý là 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ. Đối với trường hợp người nước ngoài được nhận thị thực tại cửa khẩu quốc tế, quá trình này cũng được thực hiện trực tuyến thông qua các cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền.
Nộp hồ sơ trực tuyến cho thị thực ưu tiên
Thời gian xử lý là 12 giờ làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ. Đối với trường hợp những người được nhận thị thực tại cửa khẩu quốc tế theo quy định của Điều 18 Luật số 47/2014/QH13 [4]Link tham khảo: https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=175355, quá trình này cũng diễn ra trực tuyến thông qua cổng thông tin.
** Lưu ý với hình thức trực tuyến, quý khách cần có chữ ký điện tử theo quy định của Luật giao dịch điện tử.
Khó khăn thường gặp khi xin visa công tác Việt Nam cho người nước ngoài
Quá trình chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các bước bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh theo diện công tác, thường sẽ gặp một số lỗi hoặc trở ngại sau. Với hơn 20 năm kinh nghiệm xin visa công tác Việt Nam cho người nước ngoài, Tân Văn Lang chia sẻ lại để quý khách dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện thủ tục này.
1) Không thường xuyên cập nhật quy trình và quy định:
Không nắm rõ các quy định và quy trình về hồ sơ xin visa công tác có thể dẫn đến sai sót trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ.
2) Quy định bảo lãnh không rõ ràng:
Không hiểu rõ về quy định bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài có thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện các bước.
3) Chứng minh vốn góp không đầy đủ:
Không chứng minh được mức vốn góp của người nước ngoài vào công ty tại Việt Nam có thể ảnh hưởng đến quá trình xét duyệt thẻ tạm trú.
4) Hồ sơ pháp nhân không rõ ràng:
Hồ sơ pháp nhân của công ty bảo lãnh người nước ngoài cần phải rõ ràng và phù hợp với yêu cầu để tránh gây hiểu lầm.
5) Sử dụng thông tin không chính xác:
Việc sử dụng thông tin không chính xác về công ty bảo lãnh có thể tạo nên sự nghi ngờ về mục đích thực sự của người nước ngoài khi nhập cảnh.
6) Nằm trong các diện không được nhập cảnh:
Việc không tuân thủ các điều kiện và quy định có thể khiến người nước ngoài nằm trong các diện không được nhập cảnh.
7) Chọn dịch vụ hỗ trợ không phù hợp:
Lựa chọn dịch vụ hỗ trợ hồ sơ không đáp ứng đúng nhu cầu cũng có thể gây rắc rối trong quá trình xin visa.
8) Mất thời gian và chi phí không hiệu quả:
Việc mất nhiều thời gian và chi phí trong quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ cũng là một thách thức đối mặt khi xin visa công tác.
Dịch vụ tư vấn visa công tác cho người nước ngoài tại Việt Nam
Dịch vụ xin visa công tác Việt Nam cho người nước ngoài là một trong những dịch vụ mà Tân Văn Lang đã cung cấp đến du khách quốc tế. Đây là một trong các dịch vụ nổi bật, đáng tin cậy và hữu ích để giúp du khách có thể dễ dàng xin được visa để nhập cảnh vào đất nước Việt Nam để du lịch, công tác…
– Hoạt động từ năm 2003 trong lĩnh vực tư vấn thủ tục xin visa cho người nước ngoài, với 20 năm tích lũy kinh nghiệm.
– Chi nhánh mở rộng tại Bắc – Trung – Nam giúp khách hàng thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ tư vấn của Tân Văn Lang.
– Hỗ trợ nhanh chóng, chính xác và chi tiết thủ tục cấp visa công tác cho người nước ngoài theo quy định hiện hành của Việt Nam.
– Tư vấn hồ sơ xin visa công tác cho người nước ngoài tại Việt Nam chính xác cho từng trường hợp mức vốn góp của nhà đầu tư người nước ngoài, …
– Tư vấn nhanh chóng, chuyên viên tư vấn bằng tiếng Anh đối với người nước ngoài.
– Tỷ lệ hồ sơ xin cấp visa công tác đạt kết quả cao tuyệt đối.
– Hỗ trợ dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa đối với các hồ sơ được nhà nước yêu cầu.
>>> Nên xem:
- Quy định visa thăm thân Việt Nam 2024
- Thủ tục xin visa lao động Việt Nam 2024
- Quy trình xin visa công tác Việt Nam 2024
- Những điều cần biết về visa đầu tư Việt Nam 2024
- Công văn nhập cảnh Việt Nam là gì?
- Cách xin visa du lịch Việt Nam nhanh chóng 2024
- Quá hạn visa Việt Nam 2024 bị phạt bao nhiêu tiền